Hội chứng ngón tay cò súng là một bệnh lý gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người mắc bệnh. Việc thăm khám sớm để có thể biết giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng khả năng phục hồi, giảm thiểu các biến chứng. Vì vậy khi có các triệu chứng cần tới các địa chỉ uy tín để thăm khám sớm để điều trị.
Hội chứng ngón tay cò súng là gì ?
Hội chứng ngón tay cò súng (hay còn gọi là “trigger finger” trong tiếng Anh) còn gọi là ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng cố định ở một tư thế, khó duỗi thẳng làm cản trở việc hoạt động của bàn tay.
Tình trạng này xảy ra do bao gân của ngón tay bị viêm hoặc hẹp, thường xảy ra ở ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào.

Nguyên nhân gây mắc hội chứng ngón tay cò súng
- Độ tuổi.
Thường nữ giới trên 40 tuổi sẽ dễ bị mắc hội chứng này hơn so với nam giới, tuy nhiên nam giới và những người dưới 40 tuổi vẫn có thể gặp hội chứng ngón tay cò súng.
- Viêm hoặc sưng bao gân
Khi cong ngón tay, gân gấp bị kẹt dẫn tới tình trạng gân không chuyển động và khiến ngón tay bị khóa tại chỗ.
- Các bệnh có liên quan
Một số người có tiền sử về các căn bệnh như:
Bệnh gút: tình trạng viêm khớp xảy ra do sự hình thành của các tinh thể bên trong và xung quanh khớp, gây ra tình trạng sưng và viêm.
Suy giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém làm sản xuất không đủ một số hormone nhất định dẫn đến tình trạng tác động nhiều đến các bao gân dễ gây ra hội chứng ngón tay cò súng.
Hội chứng ống cổ tay: người bệnh dễ bị mắc ngón tay cò súng sau 6 tháng điều trị hội chứng ống cổ tay.
Một số căn bệnh đái tháo đường trong thời gian dài, viêm khớp dạng thấp… xảy ra trong thời gian dài, cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các hội chứng bệnh trên khiến các mô liên kết trong bàn tay dày lên và dẫn đến tình trạng các ngón tay co vào lòng bàn tay đặc biệt là ngón tay cái và ngón tay giữa.
- Ảnh hưởng của công việc
Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao hoặc có nhiều hoạt động sử dụng tay nhiều như nhân viên văn phòng, lao động bốc vác.
Những người phải sử dụng nhiều 2 bàn tay, gồng sức các ngón tay, thường gặp ở đổi tượng đánh máy, thợ may, giáo viên.
- Chấn thương nhỏ
Chấn thương không gây tổn thương dễ nhận thấy bằng mắt thường nhưng thường xảy ra khi hai bàn tay phải hoạt động quá mức, liên tục gồng sức các ngón tay. Việc này, nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài, có thể dẫn đến tổn thương tích lũy.
Triệu chứng của ngón tay cò súng.
- Cứng và khó cử động ngón tay
Biểu hiện ngón tay thường bị đơ cứng vào buổi sáng, làm xảy ra tình trạng khó co khó duỗi.
Một số trường hợp có thể xảy ra sau khi nghỉ ngơi và quay trở lại làm việc thời gian ngắn.
- Đau ở gốc ngón tay
Đau xuất hiện ở lòng bàn tay và thường đau nhiều khi cố co duỗi hoặc dùng tay ấn vào vùng này.
- Giảm chức năng ngón tay
Việc cầm, nắm trở nên khó khăn hoặc thực hiện không trơn tru.
Các ngón tay cử động không linh hoạt làm ảnh hưởng đến thao tác công việc và chất lượng cuộc sống.
- Ngón tay bị kẹt
Nghe tiếng “bật” hoặc “cạch” khi cố gắng duỗi thẳng ngón tay.
Ngón tay giữ cố định ở tư thế cong và khó duỗi thẳng ra.
Những đối tượng có thể bị mắc hội chứng ngón tay cò súng
Hội chứng ngón tay cò súng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà có cả ở trẻ em và thường bị ở ngón giữa ở người lớn và ngón cái ở trẻ em.
- Đối với trẻ em
Thường xảy ra đối với trẻ từ 3 tháng – 3 năm tuổi, khi trẻ cầm nắm đồ vật và ngón tay cái không thể trở về tình trạng duỗi thẳng và gây đau cho bé.
- Đối với người lớn
Thường xảy ra ở cả nam và nữ ở độ tuổi trên 45 tuổi, và đặc biệt là ở nữ giới độ tuổi trên 40 tuổi.
Người làm việc văn phòng: Những người thường xuyên gõ bàn phím, sử dụng chuột máy tính có nguy cơ cao mắc bệnh.
Nhân viên sản xuất: Các công việc đòi hỏi thao tác tay lặp đi lặp lại như lắp ráp, đóng gói cũng làm tăng nguy cơ.
Nghệ sĩ, nhạc công: Những người chơi đàn, đặc biệt là đàn dây, rất dễ mắc bệnh này.
Vận động viên: Các vận động viên chơi các môn thể thao đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay như tennis, cầu lông cũng có nguy cơ.
Di truyền: Một số trường hợp có thể do yếu tố di truyền.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Khi người bệnh cảm thấy bị đau, tê hoặc cứng các khớp ngón tay và không thể duỗi thẳng hoặc gập ngón tay lại, ngón tay bị cố định ở một tư thế điều này xảy ra nhiều lần thường là triệu chứng của hội chứng ngón tay cò súng, khi đó người bệnh nên thăm khám kịp thời để sớm phát hiện ra và bác sĩ kịp thời can thiệp để giảm bớt thời gian điều trị và ngăn ngừa sự phát triển nặng thêm của bệnh.
- Khi người bệnh thấy ngón tay bị sưng đỏ, viêm nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời tránh các biến chứng có thể trở nặng và khó điều trị hơn.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng ngón tay cò súng
- Khai thác triệu chứng lâm sàng:
Thông qua tiền sử bệnh lý, triệu chứng thường ngày và tần suất xuất hiện.
Các đặc điểm của biểu hiện hội chứng ngón tay cò súng: Cứng, đau, sưng đỏ và ngón tay bị cố định ở một vị trí
- Khám lâm sàng
Sờ nắn lòng bàn tay để đánh giá mức độ đau và xác định vị trí sưng trên bàn tay.
Trong quá trình này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác cụ thể nhằm xác định sự giới hạn của chuyển động. Ví dụ, bệnh nhân có thể được yêu cầu gập hoặc duỗi ngón tay lại nhiều lần để tìm ra cảm giác cứng hay đau.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đã gặp phải và cả thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra phương pháp chuẩn đoán đúng đắn hơn.
- Xét nghiệm hình ảnh
Thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang hoặc MRI. Những hình ảnh này sẽ giúp xác định liệu có tổn thương nào ở khớp hay không.
Hình ảnh X – quang để bác sĩ nhìn thấy được cấu trúc xương và phát hiện những bất thường.
Việc này hỗ trợ cho bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp hơn.
Cách điều trị hội chứng ngón tay cò súng
Đối với căn bệnh ngón tay cò súng, khi mắc phải ở các bệnh viện sẽ điều trị bằng một số phương pháp:

- Dùng thuốc
Sử dụng thuốc giảm đau để giúp cho bệnh nhân giảm được cơn đau tạm thời, hạn chế các triệu chứng.
Phương pháp dùng thuốc chỉ áp dụng đối với những người mắc căn bệnh ngón tay cò súng ở cấp 1 hoặc giai đoạn đầu cấp 2.
- Nẹp cố định
Nẹp giữ cố định ngón tay và ngăn cử động. Thường được nẹp vào ban đêm và kéo dài thời gian sử dụng nẹp trong vòng 6 tháng. Điều này phù hợp để giảm nhẹ biểu hiện trong thời gian ngắn.
- Vật lý trị liệu
Tập các bài tập giãn cơ tay nhằm cho cơ tay hoạt động ở mức nhẹ nhàng và khớp cơ có thể được giãn, tuy nhiên các bài tập “Vật lý trị liệu” bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ.
Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân về các bài tập giúp tăng khả năng vận động của các ngón tay.
- Tiêm corticosteroid
Tiêm corticosteroid giúp giảm sưng ở gân, từ đó giúp giảm đau. Ước tính thuốc tiêm mang lại hiệu quả cho 50 – 70% bệnh nhân, với kết quả rõ rệt trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Thuốc tiêm này giúp chữa viêm tại vị trí ròng rọc A1 và giảm nhẹ hội chứng ngón tay cò súng. Hiệu quả có thể ngắn hoặc lâu dài và luôn có khả năng tái phát bệnh.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân ở cấp độ II và III.
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động yêu cầu cầm nắm thường xuyên hoặc sử dụng máy móc cầm tay có rung động trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Nếu không thể hoàn toàn tránh những hoạt động này, người bệnh nên sử dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung, chẳng hạn như thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng.
- Phẫu thuật
Đối với hội chứng ngón tay cò súng ở cấp độ IV, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện thêm một thủ thuật để giải phóng khớp liên đốt gần, khớp nối giữa các xương ngón tay giúp ngón tay có thể gập vào lòng bàn tay, đang bị kẹt do cứng khớp kéo dài.

Điều trị hội chứng ngón tay cò súng ở đâu?
Hội chứng ngón tay cò súng là căn bệnh thường gặp phải, khi không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ cứng ngón tay, lâu ngày sẽ giảm thiểu khả năng hoạt động linh hoạt và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Chính vì vậy cần kịp thời thăm khám để giảm bớt thời gian chữa bệnh và các triệu chứng về sau.
Khi có các dấu hiệu của triệu chứng ngón tay cò súng tốt nhất bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa cơ – xương – khớp để điều trị để được hướng dẫn và chẩn đoán đúng giai đoạn của bệnh. Tại chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Queen với đội ngũ bác sĩ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, với các phương pháp điều trị kỹ lưỡng và phác đồ phù hợp với từng giai đoạn dễ dàng giúp cho bệnh nhân nhận biết được tình hình và nắm rõ được các bước điều trị. Với quy trình thủ tục nhanh chóng, môi trường rộng rãi, thoáng mát, người bệnh được hỗ trợ tư vấn miễn phí, bên cạnh đó Bệnh viện có áp dụng BHYT và có chương trình giảm 50% chi phí khám bệnh trong tháng 12 này.
Địa chỉ: 118 Bành Văn Trân Phường 7 Quận Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh.