HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? 

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? 

Thuật ngữ hội chứng ống cổ tay có thể được biết đến khá phổ biến, đó là một bệnh lý do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây cảm giác tê tay, giảm khả năng lao động. Tuy nhiên ít ai có thể biết được rằng hội chứng ống cổ tay là căn bệnh như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hội chứng ống cổ tay và các yếu tố liên quan!

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, thường xảy ra khi gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh trung bình chạy qua cổ tay. Áp lực này thường do sưng hoặc viêm gây ra, dẫn đến tê, ngứa ran và đau ở bàn tay và các ngón tay.

Thuật ngữ hội chứng ống cổ tay có thể được biết đến khá phổ biến, đó là một bệnh lý do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây cảm giác tê tay, giảm khả năng lao động.
Thuật ngữ hội chứng ống cổ tay có thể được biết đến khá phổ biến, đó là một bệnh lý do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây cảm giác tê tay, giảm khả năng lao động.

Dây thần kinh đóng vai trò rất quan trọng  cung cấp cảm giác và chi phối sự vận động cho phần lớn các ngón tay và một phần lòng bàn tay.

Nguyên nhân mắc hội chứng ống cổ tay

Hầu hết, khi nhắc tới hội chứng ống cổ tay nnhiêiu ngươi liền nghĩ đến nguyên nhân chính do công việc và tuổi tác tuy nhiên, sau đó còn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân sâu xa hơn mà chúng ta cần biết đến: 

  • Giới tính

Theo nghiên cứu, khoảng 65 -70% các bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay thường là phụ nữ đang ở độ tuổi trung niên. Mặc dù vậy, không thể nói căn bệnh này chỉ xuất hiện ở phụ nữ mà không xuất hiện ở nam giới, chính vì vậy cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. 

>> Xem Thêm:  CHỮA NGÓN TAY CÒ SÚNG BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU NHƯ THẾ NÀO? TÌM HIỂU NGAY!
Nguyên nhân mắc hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân mắc hội chứng ống cổ tay
  • Chèn ép dây thần kinh giữa

Hẹp không gian trong ống cổ tay gây sưng các mô như gân hoặc dây chằng.

  • Nghề nghiệp: Những người làm việc yêu cầu cử động cổ tay lặp đi lặp lại, gõ bàn phím, sử dụng chuột, chơi nhạc cụ, hoặc các công việc tay chân gây căng thẳng lên cổ tay.
  • Các bệnh lý liên quan: Bệnh tiểu đường có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh đó suy giáp và béo phì cũng là những nguyên nhân gây mắc bệnh cao hơn. 

Triệu chứng của người mắc hội chứng ống cổ tay

  • Rối loạn về cảm giác

Tê bì tay chân, đau buốt do kim châm

Dị cảm hoặc bỏng rát ở vùng da (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón áp út)

Đau tăng về đêm

Giảm đau khi ngừng vận động, nghỉ ngơi.

Khó khăn trong việc phân biệt nóng lạnh.

  • Tê và ngứa ran

Thường xuất hiện ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón áp út.

Hay tăng cảm giác vào ban đêm hoặc khi làm việc. 

  • Yếu cơ

Cầm nắm đồ vật khó khăn, nắm không chặt, hay đánh rơi đồ vật và tay bị yếu đi.

Ai có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Những người thường làm việc bằng tay liên tục sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, như: nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính, thợ thủ công, những người có bệnh lý viêm khớp và đặc biệt là những người cao tuổi. 

Mức độ nguy hiểm của hội chứng ống cổ.

Ở giai đoạn đầu, chỉ là những cơn đau nhẹ và xuất hiện vài ngày tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

>> Xem Thêm:  HỘI CHỨNG NGÓN TAY CÒ SÚNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG
Mức độ nguy hiểm của hội chứng ổng cổ tay
Mức độ nguy hiểm của hội chứng ổng cổ tay
  • Lâu ngày làm giảm khả năng vận động và các công việc hằng ngày trở nên khó khăn có thể dẫn đến không làm việc được. 
  • Gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, có thể có những cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Các phương pháp điều trị 

  1. Sử dụng nẹp cổ tay 

Nẹp cổ tay để cố định giảm áp lực lên dây thần kinh giữa

  1. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể làm giảm bớt được cơn đau hiện tại của bệnh nhân tuy nhiên điều này chỉ giúp cho bệnh nhân hạn chế các cơn đau hiện tại, và không giảm bớt biến chứng của bệnh.

  1. Vật lý trị liệu

Kéo giãn và tăng cường cơ tay dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc các liệu pháp.

  1. Phẫu thuật (Thực hiện khi thực sự cần thiết)

Người bệnh thực hiện phẫu thuật khi triệu chứng nghiêm trọng và thực hiện các phương pháp khác không còn mang lại hiệu quả.

  1. Châm cứu 

Biến chứng hội chứng ống cổ tay

  • Mất cảm giác
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động
  • Teo cơ: bị teo đi do mất đi sự kích thích từ dây thần kinh.

Điều trị ống cổ tay ở đâu?

Hội chứng ống cổ tay cần được thăm khám và điều  trị kịp thời để hạn chế những biến chứng có thể gặp phải. 

Người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ uy tín để tham khảo và vận động nếu gặp các triệu chứng đau nhức, tê tay và giảm khả năng hoạt động. Khoa cơ – xương – khớp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Queen là nơi có các trang thiết bị hiện đại, với nhiều y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, với các phương pháp điều trị kỹ lưỡng và phác đồ phù hợp với từng giai đoạn dễ dàng giúp cho bệnh nhân nhận biết được tình hình và nắm rõ được các bước điều trị. Với quy trình thủ tục nhanh chóng, môi trường rộng rãi, thoáng mát, người bệnh được hỗ trợ tư vấn miễn phí, bên cạnh đó Bệnh viện có áp dụng BHYT và có chương trình giảm 50% chi phí khám bệnh trong tháng 12 này.

Địa chỉ: 118 Bành Văn Trân Phường 7 Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh.  

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức

Bạn nên đọc

Chúng tôi tích cực và cống hiến những thông tin về sức khỏe, hoạt động QUEEN HOSPITAL đến cộng đồng.

Tỷ Lệ Kèo Nhà Cái Hôm Nay: Phân Tích Chuyên Sâu

Tỷ Lệ Kèo Nhà Cái là một chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của

Xem +
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP SAU MỔ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Theo số liệu,hơn 3.000 người trong 12 năm, phát hiện ra rằng những người bị

Xem +
Teo Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn giảm kích thước và chức năng, gây

Xem +
Cách Chữa Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả

Cách chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà đang được nhiều người quan tâm,

Xem +
Phòng khám Đa khoa bắt đầu tiếp nhận thẻ BHYT toàn quốc từ 2025

(v/v Áp dụng mức hưởng bảo hiểm y tế kể từ 01/01/2025 của người tham

Xem +
Bác Sĩ Nguyễn Bá Long: Chuyên Gia Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Nam Khoa Với 20 Năm Kinh Nghiệm

Bác sĩ Nguyễn Bá Long là một trong những chuyên gia uy tín trong lĩnh

Xem +

Mọi thắc mắc của bạn!

Queen Hospital sẽ gọi tư vấn miễn phí hoàn toàn cho bạn.

Gọi điện tư vấn!

QUEEN HOSPITAL sẽ gọi tự vấn bạn sớm nhất có thể